GIỚI THIỆU ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỒN PHỦ THÔNG

xóc đĩa đổi thưởng online bkat – cái nôi của quê hương cách mạng. Là nơi ghi dấu ấn lịch sử của những chiến thắng như Phủ Thông, Đèo Giàng, Nà Tu. Nhân dân các dân tộc trong huyện có truyền thống giàu lòng yêu nước, một lòng theo Đảng với ý chí kiên cường, bất khuất trong đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc.

Cách Ngã Ba Phủ Thông 300 m, nằm trên điểm giao nhau giữa Quốc lộ 3 với đường tỉnh lộ 258 (Phủ Thông đi Chợ Rã – Ba Bể), Di tích Đồn Phủ Thông có ý nghĩa rất lớn đối với cách mạng nước nhà. Nơi đây vào sáng ngày 07/10/1947, quân đội Viễn chinh Pháp với 1.200 quân thuộc binh đoàn dù, do tên Trung tá SoVaNhac chỉ huy đã nhảy dù xuống thị xã Bắc Kạn, với ý đồ cắm mũi dùi vào chiến khu Việt Bắc; Chúng tiến quân lên chiếm đóng, xây đồn kiên cố với hệ thống hầm hào phòng thủ vững chắc, bốt canh gác phòng cẩn mật, có hệ thống thông tin liên lạc – với đầy đủ các loại vũ khí sẵn sàng tấn công tất cả các phía xung quanh đồn.

Về lực lượng, địch bố trí 01 đại đội bộ binh, 01 trung đội trợ chiến – với tổng quân số khoảng 150 tên địch với nhiều vũ khí tối tân, nhằm mục đích khống chế và tấn công vào căn cứ địa cách mạng của ta tại Chiến khu Việt Bắc và khu vực trọng yếu trên Quốc lộ 3.

Để đánh bại kế hoạch chiếm đóng và bình định Việt Bắc của thực dân Pháp; từ năm 1947-1948, quân ta đã ba lần tập kích, tấn công Đồn Phủ Thông.

Trận tập kích lần thứ Nhất: Diễn ra vào đêm 30 tháng 11 năm 1947 – Bộ đội ta phối hợp với dân quân, du kích địa phương đã tấn công vào Đồn Phủ Thông tiêu diệt 15 tên địch, làm bị thương 35 tên; Về phía ta, có 05 cán bộ, chiến sĩ đã hi sinh.

Trận tập kích lần thứ Hai: Diễn ra vào đêm ngày 12 tháng 3 năm 1948 – Được sự tăng cường của bộ đội chủ lực, quân ta đã phá sập phần lớn công sự và doanh trại trong cứ điểm của địch làm thương vong gần 70 tên địch.

Trận tập kích lần thứ Ba: Đây là trận đánh có quy mô lớn nhất vào Đồn Phủ Thông do Bộ Tổng Chỉ huy chỉ đạo; Trận đánh diễn ra vào tối ngày 25 tháng 7 năm 1948 do Tiểu đoàn 11 thuộc Trung đoàn 308 dưới sự chỉ huy của đồng chí Vũ Yên, phối hợp với Tiểu đoàn 55 và đại đội Ba Bể thực hiện bằng hỏa lực mạnh, tiêu diệt và làm bị thương 3/4 quân số địch, phá hủy hệ thống công sự, vật cản, nhà ở trong đồn. Về phía ta, có 109 đồng chí hi sinh. Trận đánh đã tạo sức ép, buộc cho quân địch phải rút khỏi thị xã Bắc Kạn.

Trận cường tập Phủ Thông là trận đánh công kiên bằng hỏa lực, quy mô cấp tiểu đoàn đầu tiên. Tuy không giành thắng lợi hoàn toàn song trận Phủ Thông ngày 25/7/1948 có ý nghĩa hết sức quan trọng. Đây là trận tập dượt của quân đội ta nhằm chống lại chiến thuật phòng ngự kiểu “cứ điểm nhỏ” của thực dân Pháp, đồng thời đánh dấu bước trưởng thành và phát triển của quân đội ta về khả năng, phương pháp tác chiến. Trận đánh đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu về khâu điều tra trinh sát địch, sử dụng hỏa lực trong điều kiện vũ khí trang bị còn thiếu, thời cơ sử dụng lực lượng, tổ chức chỉ huy đảm bảo thông tin liên lạc, hiệp đồng tác chiến giữa bộ binh với pháo binh…

Trong thư gửi đại biểu cựu chiến binh Tiểu đoàn Phủ Thông nhân kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Phủ Thông. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã viết “Chiến thắng Phủ Thông là trận đầu tiên bộ đội ta tiêu diệt đại đội tăng cường tinh nhuệ của Pháp phòng ngự với công sự vững chắc. Chiến thắng đã mang lại niềm tin, kinh nghiệm và có cống hiến lớn cho bộ đội ta tiến lên con đường đánh công kiên, đặc biệt là trong chiến dịch biên giới và trong chiến dịch Điện Biên Phủ, nói chung trong cả 30 năm kháng chiến”.

Trận đánh vang dội này đã được Trung ương Đảng, Bộ Tổng Chỉ huy biểu dương. Tiểu đoàn 11 được mang danh hiệu “Tiểu đoàn Phủ Thông”. Bài hát “Chiến thắng Phủ Thông” – bản hành khúc đầu tiên của quân đội ta ra đời từ đây và được phổ biến rộng rãi. Trận công đồn Phủ Thông đã đi vào lịch sử, gắn liền với những chiến công lẫy lừng của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược.

Với ý nghĩa lớn lao ấy, Đồn Phủ Thông đã được bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng là Di tích lịch sử cấp quốc gia vào ngày 23 tháng 7 năm 1998.

Để ghi nhớ công lao to lớn của các anh hùng liệt sĩ, những người đã làm nên chiến thắng Phủ Thông. Năm 2001, Đảng và Nhà nước đã tiến hành phục dựng Khu Di tích lịch sử Đồn Phủ Thông với diện tích rộng hơn 5.000 m2. Năm 2007, Di tích được trùng tu, tôn tạo lại với khuôn viên thoãng đãng, có nhiều cây xanh bóng mát, có điểm dâng hương, nhà bia ghi tên các anh hùng liệt sĩ, nhà trưng bày hiện vật và có nhân viên bảo vệ giữ gìn.

Di tích lịch sử cấp Quốc gia Đồn Phủ Thông trở thành địa chỉ đỏ trong hành trình giáo dục truyền thống, tìm hiểu lịch sử của nhân dân, nhất là thế hệ trẻ. Mỗi năm, di tích đón hơn 2.000 lượt du khách tới tham quan, tìm hiểu truyền thống, giáo dục lịch sử. Được sự quan tâm của Bộ Quốc phòng, Tỉnh ủy có chủ trương phục dựng lại di tích lịch sử Đồn Phủ Thông – thời điểm diễn ra trận công đồn ngày 25/7/1948. Đây là niềm mong mỏi của các thế hệ cán bộ chiến sỹ Tiểu đoàn Phủ Thông anh hùng, của lực lượng vũ trang toàn tỉnh và nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Kạn, huyện Bạch Thông.

Với niềm vinh dự, tự hào là địa phương có Di tích lịch sử – nơi diễn ra trận công đồn Phủ Thông, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc huyện xóc đĩa đổi thưởng online bkat luôn nhận thức sâu sắc về công lao to lớn của các thế hệ đi trước và trách nhiệm tiếp tục trân trọng, gìn giữ, phát huy những thành quả đã đạt được, giáo dục truyền thống vẻ vang cho các thế hệ mai sau./.

Hoàng Sim