GIỚI THIỆU SÁCH “LỊCH SỬ TIỂU ĐOÀN PHỦ THÔNG ANH HÙNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN”

Tiểu đoàn Phủ Thông được thành lập ngày 14.4 .1947 từ Chiến khu 3 lên Việt Bắc làm nhiệm vụ Tiểu đoàn độc lập trực thuộc Bộ Tổng chỉ huy. Tiểu đoàn đã từng mang các phiên hiệu 150, 160, 36, 11, 1 và được mang danh hiệu “Tiểu đoàn Phủ Thông” từ sau trận cường tập đồn Phủ Thông ngày 25.7.1948, đến nay đã hơn 76 năm. “Chiến thắng Phủ Thông là trận đầu tiên bộ đội ta tiêu diệt đại đội tăng cường tinh nhuệ của Pháp phòng ngự với công sự vững chắc. Chiến thắng mang lại niềm tin, kinh nghiệm và có cống hiến lớn cho bộ đội ta tiến lên trên con đường đánh công kiên, đặc biệt là trong chiến dịch giải phóng biên giới và chiến dịch Điện Biên Phủ, nói chung trong cả 30 năm kháng chiến” (Trích thư Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi các cựu chiến binh tiểu đoàn ngày 22.7.1998).

Hướng tới kỷ niệm 79 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22.12.1944) và 34 năm ngày hội Quốc phòng toàn dân, chúng ta cùng ôn lại lịch sử vẻ vang, những chiến thắng hào hùng của Tiểu đoàn Phủ Thông qua cuốn sách “Lịch sử Tiểu đoàn Phủ Thông – Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” do Ban liên lạc truyền thống Tiểu đoàn Phủ Thông biên soạn, xuất bản năm 2013 bởi nhà xuất bản Quân đội Nhân dân. Cuốn sách đã ghi lại những giá trị truyền thống tốt đẹp của Tiểu đoàn Phủ Thông trong 65 năm (1947-2012), nhằm góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, ý chí đấu tranh cách mạng cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân, nhất là các thế hệ trẻ, đồng thời xây dựng niềm tin vững chắc vào sự lãnh đạo của Đảng đối với nhân dân và lực lượng vũ trang. Ngoài phần lời nói đầu, sách gồm có 4 chương phản ánh các nội dung sau: Tiểu đoàn Phủ Thông anh hùng trong kháng chiến chống thực dân Pháp; Tiểu đoàn Phủ Thông anh hùng trong kháng chiến chống Mỹ; Xây dựng Tiểu đoàn vững mạnh toàn diện sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc; Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đỡ đầu Tiểu đoàn.

Lịch sử 65 năm của Tiểu đoàn là một chặng đường dài từ khi thành lập trực thuộc Bộ Tổng chỉ huy, đến trực thuộc đại đoàn 308, rồi về Trung đoàn 141, Đại đoàn 312, Quân đoàn 1. Chiến đấu, cơ động trên khắp mọi miền của tổ quốc trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và làm nhiệm vụ quốc tế ở Lào, Campuchia… Tiểu đoàn đã phát triển thành 3 tiểu đoàn, hoạt động trên cả 3 chiến trường: miền Bắc, Khu 5, Nam Bộ và đều hoàn thành nhiệm vụ vẻ vang, được tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ chống Pháp”, 3 đồng chí được phong tặng anh hùng là: Lê Văn Kế – Đại đội trưởng, Bế Văn Cắm – truy tặng, Vũ Bá Thiên – y tá. Trong thời kỳ đổi mới Tiểu đoàn luôn hoàn thành nhiệm vụ là đơn vị huấn luyện giỏi, sẵn sàng chiến đấu cao, xây dựng nề nếp chính quy, rèn luyện kỷ luật tốt, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ công tác trên giao.

Nét đặc sắc của Tiểu đoàn là năm 1948 Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam nhận đỡ đầu, kết nghĩa chị em. Đây là sự kiện gắn với tính chất chính nghĩa của cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm và bản chất cách mạng của Quân đội Nhân dân cùng với truyền thống anh hùng của phụ nữ Việt Nam; thể hiện sinh động, cụ thể đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng ta. Mối quan hệ này có tác dụng về nhiều mặt, nhất là về mặt chính trị tinh thần, góp phần làm tăng thêm sức mạnh của quân đội cũng như của Hội.

Phần kết là những chia sẻ sâu sắc và bài học kinh nghiệm của Tiểu đoàn sau những năm tháng cùng nhân dân vượt qua bao gian nan, thử thách, khắc phục hậu quả chiến tranh, tiếp tục chiến đấu bảo vệ tổ quốc và nỗ lực thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội ở nhiều tỉnh miền Bắc và một số hình ảnh về các hoạt động của Tiểu đoàn trong thời kỳ hòa bình.

Thư viện huyện xóc đĩa đổi thưởng online bkat xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!

THANH HOA