HIỆU QUẢ MÔ HÌNH CHĂN DÊ BÁN CHĂN THẢ TẠI VŨ MUỘN

0

Vũ Muộn là một trong những xã vùng cao khó khăn nhất của huyện xóc đĩa đổi thưởng online bkat. Xã có điều kiện tự nhiên tương đối đặc thù với địa hình đồi, núi cao, mùa đông thường khắc nghiệt hơn so với các địa phương khác. Chính vì vậy việc lựa chọn cây trồng, vật nuôi phù hợp được đặc biệt quan tâm. Trong những năm qua cấp uỷ, chính quyền địa phương đã định hướng, hỗ trợ người dân phát triển đàn dê theo hướng bán chăn thả từ đó khắc phục khó khăn, nâng cao thu nhập.

Gia đình chị Đinh Thị Tứ – Thôn Chóoc Vẻn, xã Vũ Muộn nuôi dê từ nhiều năm nay. Trước đây chị chủ yếu nuôi thả dê tại khu vực núi cao. Thế nhưng, những năm gần đây người dân phát triển trồng rừng nhiều nên diện tích chăn thả thu hẹp, chị Tứ chuyển sang nuôi bán chăn thả. Hiện, gia đình có khoảng 60 con dê nuôi tại nhà và tại trang trại. Mỗi năm gia đình xuất bán khoảng 30 đến 40 con dê thịt. Với giá bán từ 100 đến 150 nghìn/kg, gia đình thu về hơn 70 triệu đồng. Chị Tứ cho biết thêm: “Nuôi dê này cũng nhiều bệnh, do vậy để phòng bệnh phải thường xuyên theo dõi, tiêm phòng định kỳ. Đặc thù của dê là ăn tạp, thức ăn chủ yếu là cỏ và lá cây sinh sản nhanh. Đầu ra cũng thuận lợi, giá bán luôn ổn định nên chăn nuôi dê hiệu quả kinh tế hơn so với các loại vật nuôi khác”.

Mô hình chăn nuôi dê bán chăn thả của gia đình chị Đinh Thị Tứ – Thôn Chóoc Vẻn

Theo những người nuôi dê núi ở Vũ Muộn, với khí hậu, thổ nhưỡng, diện tích đồi núi đá rộng và có nhiều khe nước nên thích hợp chăn nuôi dê. Bản tính giống ưa sạch nên núi đá càng cao, càng tách biệt dê càng phát triển mạnh. Người nuôi dê chỉ cần bỏ vốn ban đầu mua con giống, còn quá trình phát triển dê chủ yếu dựa vào đồi núi, thức ăn là từ cây cỏ tự nhiên. Ở đây, phần lớn người dân đều nuôi dê theo hình thức chăn thả hoặc bán chăn thả. Hiện nay, toàn xã có hơn 30 hộ nuôi dê với tổng đàn dê trên 700 con, tập trung chủ yếu tại các thôn Choóc Vẻn, Tốc Lù, Còi Có.

Ông Đinh Quang Duy – Chủ tịch Hội Nông dân xã Vũ Muộn cho biết: “ Hiện nay hầu hết các chi nông dân trên địa bàn xã đều có hội viên chăn nuôi dê. Trong đó một số thôn có điều kiện bãi chăn thả thuận lợi thì có khoảng chục hộ đầu tư nuôi dê theo hình thức bán chăn thả, đem lại hiệu thu nhập ổn định. Tuy nhiên, để mở rộng mô hình chăn nuôi dê cũng gặp khó khăn do nhiều thôn không có bãi chăn thả…”.

Với những điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi dê, nghề nuôi dê bán chăn thả được đánh giá là hướng đi đúng, phù hợp và đem lại thu nhập khá cho người dân xã Vũ Muộn. Nhằm giúp bà con nông dân phát triển chăn nuôi dê một cách bền vững, chính quyền địa phương đã phối hợp với ngành liên quan tổ chức mở lớp tập huấn kiến thức về khoa học kỹ thuật chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh cho đàn dê; hỗ trợ nguồn vốn để người dân đầu tư mở rộng và nâng cao chất lượng đàn./.

Thanh Tuyền

BÌNH LUẬN